Bác
sĩ Alain Carpentier – nhà phẫu thuật tim tại bệnh viện Châu Âu Georges Pompidou
cũng là tác giả thiết kế van tim nhân tạo đã được lắp đặt cho hơn một triệu bệnh
nhân, đã nói: “Trái tim là cỗ máy tinh vi và hoàn hảo nhất mà tạo hóa đã sản
sinh cho con người”.
Với kích thước bằng nắm tay và có khối lượng khoảng 250
gam, hằng ngày trái tim bơm khoảng 9.000 lít máu qua hệ thống mạch máu chằng chịt
có chiều dài xấp xỉ 100.000 km cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho 75.000 tỷ tế
bào trong cơ thể. Trái tim làm việc liên tục và cần mẫn, co bóp bình quân
100.000 lần/ mỗi ngày, đẩy máu lưu thông ở động mạch chủ với vận tốc 2km/giờ và
ở những động mạch nhỏ là 109 cm/giờ. Để so sánh sự phi thường, người ta ví trái
tim khỏe như một lực sĩ có thể nhấc bổng vật nặng 1,5 tấn hoặc mỗi ngày đẩy chiếc
xe tải vượt quãng đường 12,5 km. Vơi cách ví von như thế, trong cả cuộc đời con
người trái tim có thể đẩy được chiêc xe tải đi một quãng đường dài bằng khoảng
cách từ trái đât lên tới mặt trăng!
Vì phải làm việc cật lực như vây, nên hệ thống
tim mạch (tạng tâm) đễ bị sa sút phong độ và dễ bị bệnh nhất. Một trong những bệnh
thường gặp và đang phát triển nhanh ở hệ thống tim mạch là bệnh mạch vành. Hai
mươi lăm năm trước, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có dự báo rằng trong tương
lai, bệnh mạch vành sẽ gây tử vong lớn nhất cho nhân loại. Cho đến nay, các bệnh về tim mạch là thủ phạm
hàng đầu gây tử vong tại các nước phát triển. Theo thống kê, năm 1990 tỉ lệ người
chết vì bệnh tim mạch vành tại Ba Lan
chưa tới 10% tổng số tử vong trong năm, hiện nay tỉ lệ đó đã tăng lên tới mức kỷ
lục là 57%. Tại nhiều nước trên thế giới tình trạng bệnh tim mạch diễn biến còn
trầm trọng hơn. Tổ chức y tế thế giới, gần đây đã đưa ra một tiên đoán thật dữ
dội: thế kỷ XXI
sẽ là thế kỷ có nhiều người chết vì bệnh mạch vành nhất từ trước đến nay.
Ở Việt
Nam ta thì sao? Có 3 điều cần quan tâm:
1.Bệnh
mạch vành hiện nay đang phát triển khá nhanh ở mọi vùng miền của nước ta, đặc
biệt là ở các thành phố lớn. Cũng chưa có một thống kê đầy đủ xem tỉ lệ mắc bệnh
này của dân ta là bao nhiêu, nhưng như người mắc bệnh nghề nghiệp, đi đâu tôi cũng
quan sát , và ở đâu (dù trên máy bay, trên tàu thủy, trên tàu hỏa,trên đường bộ,
tại một trường học, một siêu thị v.v…) tôi cũng dễ dàng nhận ra các bệnh nhân mạch
vành. Số bệnh nhân mạch vành hiện nay ở nước ta chắc chắn sẽ là rất lớn.
2.
Tuổi mạch vành phát bệnh trầm trọng hiện đang được trẻ hóa. Trước đây phải
ngoài 50 các cụ nhà ta mới nghe nói bị BMV, còn hiện nay mới ngoài 20 tuổi có
người đã trở thành người thiên cổ vì BMV
rồi . Đây là điều còn đáng lo hơn vì nó liên quan tới tương lai sức khỏe của
dân ta, của vận mệnh đất nước ta.
3. Theo
tin của PGS-TS Nguyễn Quang Tuấn-Giám đốc bệnh viện tim Hà Nội, vừa qua WHO đã
vào khảo sát tình hình sức khỏe ở Việt Nam, họ đã chỉ ra cho chúng ta 10 căn bệnh
có tỉ lệ tử vong cao nhất, trong đó BMV chiếm vị trí hàng đầu .
Vậy,
có cách gì để chúng ta ngăn chặn hoặc giảm thiểu thảm họa này không? Với tư
cách là một người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong chữa trị mạch vành, đã
khám và chữa trị cho gần 30 ngàn bệnh nhân, tôi nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn có
thể giảm thiểu tai họa đó nếu có sự bắt tay chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh
nhân, giữa nhà nước, các bộ, ban, ngành và nhân dân cũng như các tổ chức xã hội,
các tổ chức từ thiện v.v…Tuy nhiên để tìm ra cách thì không khó lắm, nhưng để tổ
chức thực hiện thành công mục tiêu trên thì khó đấy, vì nó liên quan đén nhiều
khâu, nhiều tổ chức, nhiều người…
Là
người chuyên nghiên cứu và chữa trị bệnh mạch vành, tôi thấy mình cần có trách
nhiệm đóng góp sức lực và trí tuệ cùng các thầy thuốc khác cũng như bệnh nhân,
nhằm tìm cách đẩy lùi đại họa trên. Trước mắt tôi sẽ đăng những công trình
nghiên cứu của tôi, nhằm giúp các bạn hiểu đầy đủ hơn về bệnh mạch vành, từ
nguyên nhân, cách nhận diện, những nguy cơ, cách điều trị và các biện pháp tập
luyện, phòng ngừa …,”chữa bệnh từ khi bệnh chưa xảy ra”.
Tôi cũng rất mong được sự hỗ trợ của các đồng
nghiệp, gửi về cho các bài viết về chuyên đề này,hoặc những nhận xét về các bài
viết của chúng tôi, xin cảm ơn nhiều về sự giúp đỡ của các bạn.
Tôi cũng rất mong sự đóng góp của các bệnh
nhân, có thể là những câu hỏi cần được giải đáp, có thể là thông tin phản hồi
những hiệu quả khi đọc và làm theo những bài viết này.
Các bài viêt xin gửi về email:
vuan58@gmail.com
Mong rằng những bài viết này sẽ hữu ích đối với
các bạn. Nếu được vậy, không còn gì vui hơn đối với chúng tôi.
Trong
một bài Thánh ca (tôi không nhớ tên) có câu: “Hãy lắng nghe tiếng gọi từ chính trái tim mình, bởi tất cả
vấn đề đều nảy sinh từ đó”. Câu hát
đó thật hay, thật chí lí, bởi nó không chỉ đúng trong lĩnh vực tình cảm, tinh
thần mà còn rất chính xác trong lĩnh vực chữa bệnh tim-mạch vành: Vì ngày nay
khoa học đã chứng minh rất nhiều bệnh nặng nảy sinh từ bệnh mạch vành như bệnh
huyết áp cao, tiểu đường,rối loạn chuyển hóa lifits, suy thận v.v…
KHI
TIM MẠCH CHÚNG TA KHỎE MẠNH, CHẮC CHẮN CHÚNG TA SẼ KHỎE, TRẺ, ĐẸP LÊN RẤT NHIỀU,
như câu Slogan cho trang Web này của chúng tôi đã nêu:
”Một trái tim tươi khỏe- Một cơ thể trẻ, đẹp”
Dưới
đây là các bài mà chúng tôi sẽ đăng trong thời gian tới, mời các bạn đón xem:
1. Bệnh
mạch vành: di truyền là nguyên nhân số 1
2.
Mọi bệnh nhân trĩ đều bị bệnh mạch vành
3
Bệnh mạch vành - Mười dấu hiệu vàng để tự nhận biết.
4.
Chữa suy thận bằng đông y, cách tốt nhất để ngăn ngừa chạy thận.
5. Ba khó, hai dễ
trong chữa trị bệnh mạch vành
6.Trong chữa bệnh: NIỀM TIN là TẤT THẮNG. 7. Bốn khâu trong chữa trị bệnh mạch
vành.
8. Chữa bệnh mạch vành
có khỏi hẳn không ? 9. Đặt stent đến bao giờ? ?? 10. Bệnh mạch vành là nguyên nhân
của nhiều bệnh khó chữa trong toàn thân.
11.
Bệnh mạch vành dễ đột tử khi đi bơi hoặc du lịch sông biển
12. Hở hẹp van tim -
điều trị bằng đông y để khỏi phải thay van tim. 13. Huyết áp cao, huyết áp thấp nhìn từ góc độ
Đông y 14. Bệnh mạch vành liên quan mật
thiết với bệnh đau mỏi vai gáy, cánh tay.
15.Thiếu máu cơ tim
hay thiếu máu toàn cơ thể ?
0 Nhận xét