Khi xem phim và quảng cáo trên truyền hình, có thể các bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những cơn đau tim xảy ra một cách đột ngột và diễn viên chính ôm ngực gục ngã xuống vì đau đớn, nhưng trên thực tế hầu hết các bệnh nhân bị bênh tim không chỉ có ôm ngực và ngã quỵ xuống đất như vậy. Do các cơn đau tim khởi phát chậm, lúc đầu người bệnh chỉ thấy đau nhẹ hay khó chịu hoặc chỉ có những triệu chứng giống như bị cúm nên cơn đau tim có thể khó nhận ra và bị bỏ qua.
Trong khi đó, một khi cơn đau tim xẩy ra, thì thời giờ là vàng ngọc vì bệnh nhân phải được cứu chữa cấp thời, nếu không cơ tim sẽ bị tổn thương vĩnh viễn gây ra chết đột ngột. Rất nhiều những người nổi tiếng, những ngôi sao điện ảnh đã ra đi đột ngột khi còn rất trẻ, bỏ lỡ biết bao nhiêu thành công sự nghiệp và bao gây tiếc nuối trong lòng người hâm mộ, ít ai biết đến nguyên nhân sâu sa của những cái chết đột ngột ấy là do bệnh tim - một kẻ sát nhân thầm lặng giấu mặt gây ra.
Võ sư - ngôi sao điện ảnh nổi tiếng chết bất ngờ vì những cơn đau do bệnh tim:
Lý Tiểu Long - võ sư kiêm ngôi sao điện ảnh nổi tiếngcủa Trung Quốc được rất nhiều người trên thế giới biết đến đã ra đi đột ngột ở đỉnh cao sự nghiệp của mình ở tuổi 32, sự ra đi đột ngột của ông đã để lại không ít nỗi đau và sự tiếc nuối trong lòng những người hâm mộ bấy giờ. Xoay quanh cái chết đột ngột của ông có nhiều giả thiết và suy đoán đưa ra, có một giả thiết khá thuyết phục là lý tiểu long chết vì lên cơn đau tim do ông có tiền sử bệnh tim từ trước. Một lý do khiến thuyết này được nhiều người tin nhất là sự kiện Lý bị hôn mê đột ngột khi đóng phim "Long tranh hổ đấu". Người ta tìm thấy anh gục ngã trong nhà tắm và nửa tiếng sau mới tỉnh. Lý không thể nhớ được tại sao mình ngã, nhưng anh một mực cho rằng sức khỏe của mình cực tốt, không thể hôn mê. Một năm sau, anh qua đời cũng trong trạng thái hôn mê, rất có thể lúc đó Lý đã bị lên cơn đau tim. Raymond Chow, người từng là nhà sản xuất của ngôi sao võ thuật bạc mệnh này cho biết Lý Tiểu Long qua đời ở tuổi 32 là do luyện công quá độ và bệnh tim.
Lý Tiểu Long - Ngôi sao điện ảnh đột ngột ra đi ở tuổi 32
Một trường hợp khác cũng chết vì bệnh tim khi đang ở đỉnh cao sựu nghiệp là John Garfield - Nam diễn viên người Mỹ này từng là tên tuổi nổi tiếng với rất nhiều bộ phim kinh điển trong làng điện ảnh thế giới như "The Postman Rings Twice" hay "Body and Soul". Mặc dù đã cưới vợ và có 3 đứa con, tuy nhiên John Garfield vẫn có mối quan hệ "ngoài luồng" với nữ diễn viên Iris Whitney. Và bất chấp việc đang cần nghỉ dưỡng để điều trị bệnh tim, một buổi tối, John Garfield vẫn uống rượu say và về nhà Iris Whitney ngủ. Chuyện xảy ra đêm đó cụ thể thế nào chỉ có 2 người biết nhưng kết quả là sáng hôm sau, Iris phát hiện John đã qua đời và lý do được chuẩn đoán đó là bị kích thích quá mạnh và chết vì bệnh tim. John Garfield đã ra đi nhẹ nhàng ở tuổi 39.
Ca sĩ - vận động viên qua đời vì những cơn đau tim, trụy tim đột ngột:
Lee Jin Hwa - ca sĩ của ban nhạc Humming Urban Stereo - qua đời ở tuổi 29 sau khi bị lên cơn đau tim đột ngột. Lee Jin Hwa là một ca sĩ trẻ của Hàn Quốc, được biết đến với giọng hát ngọt ngào, trong sáng. Cô hát cho ban nhạc Humming Urban Stereo - ban nhạc chỉ có một thành viên nam - vào năm 2007. Cô góp giọng trong các bản hit của nhóm như “Hawaiian Couple”, “Insomnia” và “Sera un Zorro”. Ca khúc “Hawaiian Couple” được nhiều người yêu thích, đặc biệt từ sau khi nó được sử dụng làm nhạc phim “My Love” và xuất hiện nhiều trên sóng truyền hình. Sau năm 2007, cô chia tay Humming Urban Stereo và đi du học ở Nhật Bản cho tới nay. Nguyên nhân cái chêt của cô theo như Lee Ji Rin - thành viên của ban nhạc Humming Urban Stereo cho hay là do cô bị lên cơn đau tim đột ngột.
Ca sĩ Lee Jin Hwa qua đời khi mới 29 tuổi
Một trường hợp khác cũng chết đột ngột vì bệnh tim là đô vật nhà nghề người Anh Mal “King Kong” Kirk đã bị đô vật Shirley “Big Daddy” Crabtree “đè chết”. Tháng 8 năm 1987, trong những phút cuối của trận đấu tay đôi giữa hai đô vật nhà nghề, Crabtree đã lấy thân đồ sộ của mình dập xuống bụng của Kirk khiến “King Kong” lên cơn trụy tim và chết ngay trên sàn đấu. Crabtree sau này được xử trắng án vì lý do Mal Kirk đã có những dấu hiệu bệnh tim nghiêm trọng trước trận đấu. Tuy vậy, Crabtree tự dằn vặt mình về cái chết của đối thủ và đã từ giã sự nghiệp đô vật nhà nghề không lâu sau đó.
Bệnh tim còn đe dọa tính mạng của nhiều người:
Bệnh tim không chỉ là kẻ gây ra những cái chết đột ngột mà nó còn là những nguy hiểm rình rập và đe dọa đến sự an toàn và cuộc sống bình yên của bạn. Nếu là một người hâm mộ bóng đá và là fan hâm mộ của Cristiano Ronaldo chắc chắn bạn cũng đã biết rằng 12 năm về trước Ronaldo bất ngờ đổ gục xuống sân đau đớn vì bệnh tim . Gần đây bóng đá thế giới xôn xao với sự kiện tiền vệ Fabrice Muamba của Bolton bất ngờ bị đột quỵ trong trận tứ kết cúp FA gặp Tottenham. Cho tới nay cầu thủ vẫn chưa khỏe mạnh trở lại.Trước Muamba, đã có rất nhiều cầu thủ khác của thế giới bị suy tim khi đang thi đấu hoặc bị tiền sử bệnh tim. Và trong số đó có cả Cristiano Ronaldo, tiền đạo đang khoác áo Real Madrid. Hồi anh này 15 tuổi, trong một buổi tập cùng CLB Sporing Lisbon, Ronaldo cũng bất ngờ bị ngã gục xuống sân đau đớn. Ngay lập tức cậu bé đã được các bác sĩ kiểm tra và đã cho Ronaldo trợ tim khẩn cấp. Sau đó, bất chấp những cảnh báo, tiền đạo này vẫn trở lại với sân cỏ thi đấu. Tuy nhiên, có một thực tế là với tiền sử bệnh tim, ngôi sao của Real Madrid có thể “ra đi” bất cứ lúc nào.
C.Ronaldo có thể “ra đi” bất cứ lúc nào vì mối đe dọa từ căn bệnh tim.
Cristiano Ronado cũng không phải trường hợp duy nhất bị bệnh tim mà vẫn thi đấu bình thường. Những cầu thủ như Nwankwo Kanu, Gerald Asamoah và Shane Long vẫn bỏ qua những lời khuyên của các chuyên viên y tế và gắn bó với sự nghiệp đỉnh cao. Kanu bị bệnh tim từ năm 1986 nhưng hiện vẫn đang khoác áo Portsmouth ở tuổi 35. Tuyển thủ Đức Asamoah và tuyển thủ CH Ireland Shane Long không bị tim bẩm sinh nhưng cũng có vấn đề về tim vẫn đang thi đấu ở các CLB của Đức và Anh. Cựu cầu thủ (1974-1979) và sau là trợ lý cho CLB Man City (1996-2005) Asa Hartford thậm chí còn kéo dài nghiệp quần đùi áo số tới 41 tuổi.
Từ những trường hợp trên ta có thể thấy được nguy cơ và những mối nguy hiểm rình rập từ căn bệnh tim không ngoại trừ bất cứ ai, vì vậy tất cả chúng ta cần phải làm quen với những dấu hiệu cảnh báo của một cơn đau tim. Chúng ta nên nhớ là tất cả các cơn đau tim đều không giống nhau: ngay cả khi chúng ta đã chứng kiến một ca lên cơn đau tim rồi, tới lần thứ hai chúng ta có thể thấy những triệu chứng khác hẳn lần trước.
Khi thấy những dấu hiệu của cơn đau tim bạn nên làm gì ?
Nói chung, tốt nhất là gọi cấp cứu khi nghi ngờ một người bị lên cơn đau tim. Chần chừ một hay hai tiếng có thể giới hạn các lựa chọn về cách cứu chữa và giảm cơ may phục hồi hoàn toàn. Thông thường một người lên cơn đau tim hay làm ra vẻ không có gì vì họ bị lúng túng và không muốn gây phiền hà cho người khác. Vì vậy khi thấy một người nào đó có triệu chứng lên cơn đau tim, bạn hãy gọi cấp cứu dùm cho họ, dù là người ấy có ngăn cản. Đừng chờ để xem các triệu chứng có hết không và bạn cứ nên gọi cấp cứu dù là các triệu chứng đã biến mất hay tới rồi lại lui. Nếu sau này phát hiện ra là không phải cơn đau tim thì ít ra bạn cũng không bị day dứt lương tâm.
Từ những gì nêu trên, bạn hãy luôn chú ý và đề phòng nguy cơ về bệnh tim mạch để bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của mình, vì một trái tim khỏe - một cuộc sống khỏe !!!
Thạch Hoàng
0 Nhận xét