1.thế nào là bệnh trĩ:
Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn .Trĩ là bộ phận dưới cùng của hậu môn, trực tràng và niêm mạc hậu môn. Có ba loại trĩ là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là búi trĩ phình to nằm ở bên trong trực tràng,nên rất dễ sung huyết và chảy máu khi đi ngoài. Trĩ ngoại là búi trĩ khi đi ngoài hay rặn mạnh thường bật ra khỏi hậu môn, nếu nhẹ thì có thể tự co vào sau khi đi ngoài, nếu nặng thì không thể tự co được mà bệnh nhân phải lấy tay đẩy mới vào được .Trĩ hỗn hợp là bệnh nhân bị đồng thời cả hai loại trên. Ngoài ra còn có mạch trĩ hay còn gọi là trĩ mạch lươn, y học hiện đại gọi là dò hậu môn là trĩ rất nặng kèm theo thường xuyên chảy nước hôi thối, có khi có cả máu mủ kèm theo.
Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm bị bệnh, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng giai đoạn đầu chưa nặng nề lắm nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại ngùng- nhất là phụ nữ, tới giai đoạn sau thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công tác người ta mới chịu đi khám. Cả nam lẫn nữ đều có thể bị trĩ (nhất là từ 30 đến 60 tuổi…), phụ nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới; những người bị bệnh mạch vành , suy tim ở chân tay hay nổi gân xanh (giãn tĩnh mạch) cũng có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn.
2.Nguyên nhân:
Các sách báo thường nêu nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày, khiến các tĩnh mạch ở thành hậu môn bị tổn thương kéo theo các viêm nhiễm, các mạch máu ở đây bị tắc nghẽn lâu ngày sẽ phình ra thành các búi trĩ.Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Mệt mỏi và căng thẳng khi đi đại tiện gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng ruột và hậu môn
- Phụ nữ trong thời gian mang bầu
Thực ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh trĩ là từ bên trong, liên quan nhiều tới các tạng phủ như tâm, can, tỳ, phế, thận, đại tràng.
3.tác hại của bệnh trĩ:
Bệnh trĩ ít nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày như đau khi ngồi, đặc biệt là khi đi đại tiện; xuất huyết nhiều lần dễ gây thiếu máu, nhiễm trùng máu, thậm chí về lâu dài có thể gây ung thư đại, trực tràng. Những người bị bệnh trĩ tính tình dễ xảy ra bất thường như nóng nảy, cáu gắt vô cớ …phần nào cũng ảnh hưởng tới công việc và hạnh phúc gia đình. Đặc biệt với Mạch trĩ còn gọi là dò hậu môn thì nguy cơ xẩy ra biến chứng , nhiễm trùng hoặc ung thư càng cao hơn.
4.Các cách chữa bệnh trĩ:
a.Bằng Tây y:
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam: “Tây y có ba kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.Ngoài ra còn phải tăng cường tập luyện thể dục, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh tái phát trĩ.
Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.
Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng. Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.
Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để hơn. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và tái phát chậm hơn. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.
Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.
Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường... Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.”
b.Bằng Đông y:
Bản chất của bệnh trĩ là hiện tượng bị phình, giãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, đó là một loại bệnh của mạch máu- tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình to ra, tạo thành các búi trĩ. Nếu dùng phẩu thuật cắt bỏ phần trĩ đi thì chúng ta mới giải quyết phần ngọn, không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ tái phát. Đông y phải tìm vào gốc rễ thì mới giải quyết triệt để vấn đề được. Có hai vấn đề cần quan tâm là vì sao BN bị táo bón thường xuyên và vì sao tĩnh mạch hậu môn của họ lại bị giãn nở quá mức ? Bài thuốc gia truyền của chúng tôi tập trung vào giải quyết hai vấn đề đó, chúng tôi phải làm được 3 việc:
-Làm khô teo phần trĩ (kể cả trĩ nội, ngoại và hỗn hợp) rồi chúng sẽ tự rụng ra khỏi cơ thể một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho bệnh nhân.
-Làm thông suốt tĩnh mạch hậu môn, khi tĩnh mạch đã thông suốt thì chúng không thể phình ra được nữa, làm sao hình thành được các búi trĩ. Với thế mạnh của một gia tộc đã có hàng trăm năm chuyên chữa bệnh tim mạch (mời quý vị xem www.machvanh.vn) thì giải quyết vấn đề này với chúng tôi không khó lắm.
-Củng cố chức năng các nội tạng, làm cho âm dương thăng bằng, khí huyết lưu thông, khi đó BN sẽ không còn bị táo bón nữa, làm sao có cơ hội để tái phát bệnh trĩ.
Tôi không viết dài dòng bằng lý luận Đông y, vì như thế nhiều bạn sẽ phàn nàn khó hiểu, nhưng nếu giải quyết tốt 3 vấn đề trên thì bệnh trĩ sẽ vĩnh viễn ra đi, không bao giờ quay đầu trở lại.
4.So sánh điều trị bằng bài thuốc đông y gia truyền của chúng tôi với các phương pháp khác :
So với tiêm xơ, thắt trĩ và đặc biệt là phẩu thuật, chữa bệnh trĩ bầng bài thuốc đông y gia truyền của chúng tôi có mấy ưu điểm sau:
- Kết quả vững bền nhất: Các phương pháp khác như tiêm xơ, thắt trĩ và cả phẩu thuật đều dễ tái phát, tuy thời gian có khác nhau, nhưng điều trị bằng phương thuốc gia truyền của chúng tôi thì chưa hề thấy tái phát, kể cả những ca chúng tôi đã chữa khỏi cách đây mười lăm, hai mươi năm.
- Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, rò hậu môn…) cùng một lúc. Về phẩu thuật, Longo là phương pháp được ca ngợi và quảng cáo nhiều nhất, nhưng nó chỉ chữa được duy nhất trĩ nội, mà trĩ nội thì chỉ chiếm 10% trong tổng số các ca trĩ tới các bệnh viện điều trị, còn 90% các ca còn lại là trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp thì Longo đành phải bó tay. Điều trị bằng thủ thuật không có giá trị đối với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, nó chỉ giải quyết được một phần trĩ nội mà thôi.
- Chi phí thấp nhất: Mổ Longo một ca hiện nay trên dưới 20 triệu (tùy bệnh viện), còn chúng tôi chữa một ca thường khoảng 3-5 triệu, những ca đặc biệt khó hoặc bị ung thư hay rò hậu môn (trĩ mạch lươn) mới lên tới hơn chục triệu đồng.
- Không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân, vết thương chóng lành. Còn điều trị bằng phẫu thuật thì bệnh nhân rất đau, vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.
- Không tổn thất cơ vòng,
- Không bị mất máu.
- An toàn nhất cho bệnh nhân(không gây ra nhiễm trùng và tác dụng phụ): Mổ Longo và các phương pháp khác còn mang lại quá nhiều tai biến sau mổ; có trường hợp bị nhiễm trùng gây nguy hiểm tới tính mạng của BN, còn chữa bằng phương pháp của chúng tôi rất an toàn, chưa có ca nào bị nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ.
- Những ca bị từ lâu (30,40 năm) chữa bằng phương pháp của chúng tôi đều khỏi một cách nhẹ nhàng.
- Đặc biệt chúng tôi đã chữa khỏi 7 ca trĩ đã được các bệnh viện lớn chẩn đoán là bị ung thư, thậm chí bị di căn và một số ca dò hậu môn (trĩ mạch lươn). Về thông tin này cần nói rõ thêm là chúng tôi không dám nói là có thể chữa khỏi mọi ca trĩ bị ung thư, mà đây chỉ là những kết quả bước đầu đáng khích lệ mà chúng tôi đã làm được, cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.
Tóm lại : điểm khác biệt trong phương pháp của chúng tôi là “thời gian điều trị ngắn, bệnh khỏi hẳn lâu dài”. Sở dĩ đạt được thành công đó là do chúng tôi đã kết hợp được các yếu tố trong(uống thuốc) và ngoài (đắp thuốc) ; gốc(củng cố nội tạng) và ngọn (tiêu trừ các búi trĩ) làm cho quá trình điều trị tiến triển nhanh chóng và bền vững hơn.
5. Một số ca điển hình đã được chữa khỏi hẳn bằng bài thuốc Đông y gia truyền của chúng tôi:
Dưới đây chúng tôi xin trích thư cảm ơn của một số bệnh nhân đã được chữa trị thành công trong thời gian qua :
1. Ông Hoáng Tiến Hùng (sinh 1936) Tràng tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. bị trĩ đã 30 năm, chữa nhiều nơi không khỏi, đã thắt trĩ tại BV Y học cổ truyền QĐ, sau lại tái phát, tìm đến thầy Võ Đình Diên đã được chữa khỏi trong 7 ngày từ năm 2002.Chín năm rồi bệnh không thấy tái phát.
2. Bà Nhữ Thị Thanh (Sinh năm 1952) quê phường Thọ Quang, Q Sơn Trà, TP Đà Nẵng. , bị trĩ hỗn hợp, đã chữa nhiều nơi không khỏi. Năm 2004, đã được thầy Diên chữa khỏi hẳn chỉ trong 8 ngày.
3.. Ông Nguyễn Hoàng Quân (sinh 1959) quê Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương bị trĩ ngoại trong 10 năm, về sau bị thêm trĩ nội. Đã được thầy Diên chữa khỏi hẳn sau 8 ngày, từ năm 2005.
4. Bà Dương Minh Hà (sinh 1940) ở phường 25, Bình Thạnh, TP HCM. Bị trĩ hỗn hợp lần nào đi ngoài cũng bị chảy máu nhiều, người xanh xao, mỏi mệt, làm việc hiệu quả thấp, chóng mệt. Đã được thầy Diên chữa khỏi trong thời gian 1 tuần,từ năm 2005.
5. Ông Đào Trọng Khôi (sinh 1949) trú tại phường Tam hiệp,TP Biên Hòa. Bị trĩ trong 20 năm, sau bị thêm rò hậu môn(trĩ mạch lươn), thường bị chảy máu mủ, có lúc hôi thối. tới năm 2006, ông đã được thầy Diên chữa trị khỏi hẳn bệnh trong thời gian 8 ngày.Ông vô cùng sung sướng, cảm ơn thầy Diên rất nhiều. Qua 5 năm rồi, bệnh không thấy tái phát.
Bệnh trĩ là một bệnh không gây chết người (trừ những trường hợp nặng chuyển sang ung thư), nhưng chúng gây ảnh hưởng không nhỏ trong công tác và sinh hoạt hàng ngày. Sức khỏe bệnh nhân ngày một suy giảm, tâm lý trở nên căng thẳng, hiệu quả làm việc thấp, tính tình dễ nóng nảy bất thường, cũng làm ảnh hưởng nhiều tới hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trên đây là những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong nhiều năm nghiên cứu và chữa trị bệnh trĩ, viết lại để quý vị tham khảo. Chúc quý vị vui khỏe và thành công trong việc chăm sóc sức khỏe của chính mình và người thân.
( Võ Đình Diên )
tôi cũng công nhận rằng chữa bệnh theo pp này không đau ma lại không mất nhiều máu.chi mất thời gian 1 tuần.lúc trước tôi mổ ổ bệnh viện đaklak mất nhiều máu và phải nam ngỉ dưỡng cả tháng.đac biệt là tôi không khỏi.sau khi điếu trị tại thầy thể tôi đả khỏi hẳn và ăn uống bt