Chính thức chuyển từ www.machvanh.com sang www.machvanh.vn và www.machvanh.net     Website đang được xây dựng và hoàn thiện.

Những người quan tâm

Theo tổ chức y tế thế giới, cứ 2 giây có một người chết về bệnh tim mạch, cứ 5 giây có một trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây có một trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Tại Hoa Kỳ người ta thống kê rắng, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra tử vong lớn nhất hàng năm tại nước này.Mỗi năm có hơn 90 nghìn người Mỹ ra đi vì bệnh này.

Tại Pháp hiện có hơn 3 triệu người bị bệnh mạch vành và mỗi năm có hơn 50 nghìn cái chết do bệnh này gây ra

Bệnh mạch vành cũng là dạng bệnh phổ biến bậc nhất của bệnh tim ở Châu Âu. Tại Châu Âu hàng triệu người bị bệnh động mạch vành và hiện bệnh mạch vành đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, gây ra hơn 17,5 triệu cái chết mỗi năm chiếm 30% số ca tử vong hàng năm. Căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người

Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người Việt Nam trưởng thành, 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch - chủ yếu là bệnh mạch vành. Nhưng hiện nay, đa số người Việt Nam – kể cả những giáo sư, tiến sĩ đi học nước ngoài về - đều thiếu hiểu biết về bệnh mạch vành và những nguy cơ to lớn do bệnh này gây ra; Nhiều người - kể cả bác sĩ - tới khi đột tử vì nhồi máu cơ tim mà vẫn không hay biết mình bị bệnh mạch vành.

Vì thế tôi lập website http://www.machvanh.com/ này nhằm cung cấp thông tin để mọi người hiểu rõ hơn về mạch vành, về bệnh mạch vành và bệnh thiếu máu lên não ( nguyên nhân gây nên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não) , cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa. Nhằm làm cho trái tim và khối óc của bạn ngày một khỏe mạnh hơn.

Tôi lập website này với tinh thần của của IRWIN J. POLK – Một bác sĩ, chuyên gia về hen suyễn người Mỹ- rằng : “ đối với chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, không gì thành công bằng thông tin kiến thức cho mọi người ”.

Tôi cũng muốn coi việc lập website này như một nén hương lòng gửi tới hương hồn một người, đó là cố giáo sư Tôn Thất Bách. Sinh thời anh đã giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu cấu trúc hệ tim mạch - nhất là động mạch vành; anh cũng là người nêu ý tưởng cho tôi dùng Đông y độc lập để chữa trị bệnh mạch vành và thiếu máu lên não... Với tôi anh không chỉ là người thầy mà còn là một người anh, người bạn thân tình.

Trong website này tôi cũng đăng một số đề tài mà tôi đã dày công nghiên cứu và chữa trị thành công trong mấy chục năm qua như chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y, chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, chữa vô sinh bằng Đông y, viên Viagra thuần Việt-quà cho quý ông và chữa bệnh Gout v.v…để phục vụ quý vị luôn thể khi ghé thăm “trang nhà” của chúng tôi.

Vì đây là những đề tài chuyên sâu và rất khó đối với y học trong nước cũng như thế giới hiện nay, nên việc trình bày của chúng tôi khó tránh khỏi thiếu sót, có điều gì chưa đầy đủ và thiếu chính xác, xin được các bậc thầy, cùng các đồng nghiệp cũng như các bệnh nhân góp ý, giúp đỡ để trang web ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị

Đăng bởi Võ Đình Diên Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

 

Đau vùng cổ và chèn ép thần kinh hoặc chèn ép mạch máu gây nên những phiền phức như tê tay, đau đầu, choáng váng cho người bệnh là triệu chứng có thể gặp do thoái hoá cột sống cổ.

Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị

  Người bệnh thoái hóa cột sống cổ . Ảnh minh họa

Thoái hoá cột sống cổ là một vấn đề y học thường ngày. Ngoài tuổi 45, người ta thường thấy dấu hiệu thoái hoá cột sống cổ trên hình ảnh Xquang, tuy nhiên không gây nên các rối loạn chức năng, trên 50% không có biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng của thoái hoá cổ đoạn thấp (C4-C7) có nhiều biểu hiện như: đau cổ hay hội chứng cổ. Ép rễ thần kinh (đau thần kinh cổ - cánh tay). Ép tuỷ gọi bệnh tuỷ cổ do thoái hoá cổ. Ép động mạch đốt sống gây hiện tượng chóng mặt như hội chứng tiền đình.


Cột sống cổ được cấu tạo xếp chồng lên nhau gồm 7 đốt sống: C1- C7 và phân ra hai phần: phần trên C1-C2 có vai trò trụ cột và phần C4-C7 là đoạn chuyển động. Các đốt sống hợp bởi 3 hệ thống khớp: đĩa - đốt sống ra trước, liên gai sau ra sau và khớp bán động sang bên. Ngoài ra có ống sống chứa tuỷ sống; lỗ liên hợp chứa rễ thần kinh và động mạch đốt sống.
Các yếu tố thuận lợi cho thoái hoá cột sống cổ: dị dạng bẩm sinh đốt sống, chấn thương và vi chấn thương hoặc do một vài nghề nghiệp như thợ trát trần, diễn viên xiếc...
Các biểu hiện mà bệnh nhân đến khám như là đau cột sống cổ, làm hạn chế vận động cột sống cổ, do hiện tượng ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp của các đốt sống. Các dấu hiệu phối hợp như dị cảm cánh tay, cẳng tay và đến tận bàn tay. Đôi khi biểu hiện đau đầu không thể chịu được, ngoài ra có thể chóng mặt. Đau thần kinh cánh tay rất dữ dội, đau ở cột sống cổ và vai, đau lan xuống cánh tay, đau mặt ngoài cánh tay, đau lan đến khuỷu và có thể đến ngón cái, ngón trỏ. Đau dai dẳng và nghỉ không thuyên giảm. Nguyên nhân thường do chèn ép rễ thần kinh do gai xương nhô vào trong lỗ liên hợp hoặc do thoát vị đĩa đệm gây ra, thường do rễ của C5, C6, C7, C8.
Các biểu hiện của tổn thương rễ C5: đau mặt ngoài cánh tay và khuỷu tay. Tổn thương rễ C6: đau mặt trước cánh tay - mặt ngoài cẳng tay, ngón 1 và ngón 2. Tổn thương rễ C7: đau mặt sau cánh tay, cẳng tay và ngón 2, ngón 3, ngón 4. Tổn thương rễ C8: đau mặt sau và mặt trong cánh tay và ngón 5.
Chụp Xquang thường quy là có thể giúp chẩn đoán, chụp với 3 tư thế chụp thẳng, chụp nghiêng và chụp chếch 3/4. Trong trường hợp đau quá mức cần thiết chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống cổ. Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho phép phân tích chính xác mức độ ép rễ và thoát vị đĩa đệm. Kết quả chụp này giúp chẩn đoán còn nghi ngờ và quyết định điều trị ngoại khoa trong trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng. Đau thần kinh cánh tay cần phân biệt: viêm đĩa đốt sống, khối u ác tính hay lành tính đốt sống, khối u của đỉnh phổi gọi hội chứng Pancoast và Tobias.
Người ta phân biệt hai thể của đau thần kinh cổ - cánh tay rất khác biệt:
- Thể viêm mạnh: Đau thường xuyên và đặc biệt đau trong đêm ngủ chống lại thuốc chống viêm giảm đau cổ điển và cortisone uống và cortisone tiêm tại chỗ. Lúc này nên để cho cổ được nghỉ và đeo đai cổ và đai tay giữ cho tay ở tư thế chống đau.
- Thể viêm nhẹ: Đau mức độ vừa phải và không thường xuyên.

Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh. Điều trị với mục đích làm giảm đau nhanh chóng, tránh các động tác làm khởi phát cơn đau. Nằm ngủ trên giường phẳng, không gối đầu cao và không sử dụng gối dài. Ban ngày tránh mang vác nặng và ngồi lâu.
Sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không có corticoid, thuốc giãn cơ. Thuốc ức chế interleukine-1 với hoạt chất diacereine có tác dụng chống thoái hoá trong trường hợp mạn tính. Việc xoa bóp vùng cơ cổ và kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt đau của thoái hoá cổ cũng có tác dụng khả quan.
Đối với thể đau quá mức, bệnh nhân nên nằm bệnh viện và có thể sử dụng liệu pháp corticoid tĩnh mạch. Hoặc liều corticoide 0,5 mg/kg đường uống trong 2 - 3 tuần,  đeo đai cổ mềm và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và kéo giãn cột sống nhẹ nhàng tại giường. Điều trị ngoại khoa là được chỉ định trong các thể đau quá mức và chống lại điều trị nội khoa và trường hợp giảm vận động.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng trạng thái bệnh và hoàn cảnh của bệnh, có thể chống lại đau bằng thuốc chống viêm không có corticoid hoặc chống viêm có corticoid. Việc xoa bóp vùng cơ cổ kết hợp tia hồng ngoại, chạy sóng ngắn... ở đợt đau của thoái hoá cột sống cổ cũng có tác dụng khả quan. Lưu ý rằng việc điều trị thoái hoá cột sống cổ nhất thiết phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định thuốc ứng với từng trường hợp, từng người bệnh cụ thể.
TS. Mai Thị Minh Tâm
(Khoa Cơ xương khớp, BV E Trung ương)

Những ai dễ bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc... Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

medelab.vn

0 Nhận xét

Đăng nhận xét

Nhấp vào hình để phóng lớn.

Đại Tá Võ Đình Diên

SĐT: 0982 929658
Địa Chỉ:
-Trước đây: Tập thể 16, Ngô Quyền,Tràng Tiền, Hà Nội.
-Hiện Nay: 23A Đường 2, Khu phố 3(Làng Báo Chí), Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh

Email:vuan58@gmail.com

Lưu Trữ

Gọi: 0982 929 658